Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Cùng khám phá những kinh nghiệm đi chùa Bái Đính – đệ nhất danh thắng tâm linh ở Ninh Bình qua bài viết sau với Duy Khang nhé.

Toàn cảnh chùa Bái Đính

Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính đầy đủ nhất

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng vạn phật tử về hành hương.

Lối lên tam quan chùa cổc

Thời gian đi du lịch Bái Đính Tràng An thích hợp nhất

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch khi thời tiết mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên khách tham quan tới đây rất đông đúc gây ra tình trạng quá tải, chen chúc. Vì thế nếu như là người không thích phải bon chen, ồn ào thì bạn cũng có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.

Giá vé đến chùa Bái Đính

Khuôn viên chùa Bái Đính rất rộng. Nếu hạn chế về thời gian bạn có thể đi xe điện lên chùa. Vé xe điện ở khu chùa Bái Đính 30.000/ chiều.
Để khám phá danh thắng Tràng An, bạn sẽ mất hơn 3 giờ đồng hồ đi đò. Thông thường mỗi đò chứa được khoảng từ 4 – 5 người. Giá vé đi đò là 150.000 đồng/người. Vào mùa cao điểm thường rất đông du khách đổ về đây tham quan, bởi vậy thường xảy ra tình trạng quá tải, chen lấn tại các điểm mua, soát vé và các bến thuyền. Bạn cần phải cảnh giác đề phòng trộm cắp, móc túi.

Tam quan chùa từ trong nhìn ra

Những địa điểm tham quan quanh chùa Bái Đính

Đến chùa Bái Đính bạn có thể ưu tiên tham quan một số điểm nổi bật với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ bí.

Hang sáng, động tối

Vượt qua 300 bậc đá lên tới cổng tam quan, chưa rẽ vào cổng vội nhìn sang bên cạnh dốc có một ngã ba là lối dẫn hang sáng và động tối. Hang sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần uy nghiêm vẻ mặt dữ dằn, sâu bên trong là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang sâu khoảng 25m, rộng 15m, cao khoảng hơn 2m, đi hết đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.

Đền thánh Nguyễn là nơi thờ thiền sư Nguyễn Minh Không

Ban thờ Phật bên trong hang

Phía bên động tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo khung cảnh khá huyền ảo, phía trên các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm. Các bậc tháng của lối đi được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Ở chính giữa có giếng nước tự nhiên điều hòa không khí, khiến du khách có cảm giác thanh mát khi bước vào trong động. Nơi đây đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên, nhiều tượng thờ được đặt sâu trong các ngách đá và có đồ thờ riêng.

Đền thờ thánh Nguyễn

Cũng từ ngã ba đầu dốc (hướng lên cổng tam quan) đi vào là đến thờ thánh Nguyễn. Ngôi đền là một hạng mục kiến trúc thuộc quần thể chùa Bái Đính được xây dưng theo thế tựa núi nhìn sông. Trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không. Một lần lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho vua ông vô tình phát hiện ra một hàng động đẹp mà hợp thế nên xây chùa thờ Phật. Ông không chỉ là một danh ý nổi tiếng bốc thuốc cứu chữa giúp đỡ người dân mà ông còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng. Trong một thời gian dài ông đã cất công nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, sưu tầm các đồ đồng cổ nhằm mục đích khôi phục là nghề đúc đồng truyền thống đã mai một.

Đền thánh Nguyễn là nơi thờ thiền sư Nguyễn Minh Không

Để tưởng nhớ và ghi tạc công ơn của thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không, người dân đã tạc tượng thờ trên chùa Bái Đính. Ngoài ra ông còn được thờ ở nhiều nơi khắp tỉnh Ninh Bình.

Kiến trúc tổng thể ngôi đền theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất, còn phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công, “Tiền Nhất hậu Công” vững chãi tạo dáng kiến trúc hài hòa truyền thống. Bên trong có nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, hình hoa tươi tắn, hình rồng, lân khỏe khoắn mạnh mẽ.

Giếng Ngọc

Nơi đây tương truyền thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Xung quanh lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn, đứng từ trên đại điện nhìn xuống giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn cây xanh bao phủ, màu nước xanh ngọc bích là điểm nhấn trong tổng thể chùa Bái Đính. Đây còn là giếng chùa được ghi nhận kỉ lục lớn nhất Việt Nam.

Nước giếng xanh như ngọc bích

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính mới còn nổi tiếng với nhiều hạng mục công trình có tầm vóc lớn trong khu vực Đông Nam Á. Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam có chiều cao 5,5m, đường kính rộng 3,5m và có khối lượng đến 36 tấn. Chuông đồng được chạm khác nhiều mảng cổ tự bằng chữ Hán và trang trí các hình rồng nổi vô cùng sinh động.

Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam

Pho tượng Thích Ca lớn nhất châu Á được đặt trang trọng trong Pháp Chủ chùa Bái Đính nặng tới 100 tấn và cao 9,5m. Đứng trước bức tượng bạn sẽ có cảm giác bị choáng ngợp bởi sự uy nghi lộng lẫy của pho tượng.

Hành lang La hán dài nhất Việt Nam

Những kỷ lục của chùa Bái Đính

Với kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, Chùa Bái Đính đã trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc nói chung và Ninh Bình nói riêng. Đã có 8 kỉ lục Việt Nam cũng như Châu Á được ghi nhận ở chùa Bái Đính như Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á, bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam…

Một số điều lưu ý khi đi chùa Bái Đính

  • Bạn nên mang theo những đôi giày thể thao thoải mái thay vì đi giày cao gót hoặc giày búp bê để bảo vệ đôi chân của bạn cũng như tiện cho việc di chuyển bởi sẽ phải leo núi, leo chùa khá nhiều đấy. Nên chọn những bộ đồ lịch sự khi vào chùa, quần áo thoải mái không nên mặc đồ bó sát, không thấm mồ hôi.
  • Tại chùa Bái Đính có rất nhiều các gian hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản hấp dẫn. Tuy nhiên giá trên núi trường cao hơn bên ngoài rất nhiều. Vì thế nếu mua đặc sản về làm quà bạn nên xuống chân núi tìm mua giá sẽ rẻ hơn.
  • Dịp đầu xuân thường có mưa phùn lất phất, do đó bạn nên mang theo một chiếc ô gấp nhỏ dự phòng
  • Nhớ mang theo tiền lẻ khi đi lễ chùa và quyên góp nhé. Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa mà thay vào đó bạn nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm đi chùa Bái Đính mà VNtrip.vn đã tổng hợp. Chúc các bạn có chuyến hành hương tới đây thật nhiều ý nghĩa.